Work dilemma

Mấy hôm nay mình đọc tiểu sử steve jobs, nghĩ đến mối quan hệ cộng sinh giữa woz và jobs những ngày đầu thành lập Apple. Tự dưng lại nhớ đến 1 đoạn trong lớp dạy về startup của peter thiel:

  • “Peter Thiel đề cập đến 2 loại tính cánh: “những người nghiện việc” và “những vận động viên”. Các kỹ sư hay những người thiên về toán, khoa học thường rất thông minh, giỏi trong xử lý các vấn đề và thuần tuý yêu thích công việc họ đang làm. Trong khi những nhân viên kinh doanh, những nhà quản trị lại là những chiến binh đầy động lực. “Bạn chỉ có thể thắng nếu kẻ khác gục ngã” là phương châm của họ. Một công ty nếu có nhiều “vận động viên” sẽ thiên quá nhiều vào việc tranh đấu. Mặt khác, nếu công ty có quá nhiều “kẻ nghiện việc” sẽ lại chẳng biết mình đang ở vị trí nào so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, các công ty phải biết cân bằng giữa cả 2 nhóm.”*

So với jobs, woz quả đúng là thiên thần, 1 hacker, 1 engineer đúng nghĩa. Thậm chí ông đã định đóng góp miễn phí toàn bộ bản vẽ kỹ thuật của máy tính apple đầu tiên cho cộng đồng và jobs đã ngăn ông lại. Không có woz sẽ không có chiếc máy tính apple I và II, không có jobs, sẽ không có công ty apple ngày nay.

Lan man,tự dưng mình lại nghĩ đến aoe, 1 game chiến thuật phổ biến ở những công ty mà sv bách khoa chiếm đa số (sau K mình, độ phổ biến của nó trong sinh viên có lẽ mai một dần theo sự biến mất của khu tam giác BK). Bạn khởi đầu với 3 nông dân và 1 ngựa dò và người đánh aoe giỏi là người biết dùng ngựa dò. Điều này tương tự như ở công ty startup, công ty bắt đầu với 1 đội kỹ sư khéo léo và đa năng, nhưng cái làm nên sự khác biệt về tương lai của công ty lại là người tìm đường,người hiểu niche market gần gũi mà công ty có thể khai thác, biết được đồng minh của mình ở đâu, biết được nguồn lực, thế mạnh của đối thủ. Vai trò của jobs cũng như người tìm đường này, ông không trực tiếp làm Apple I,II, Macintosh, hay cả NeXT, ngoài những yêu cầu khắt khe quá đáng về giao diện,thiết kế, nỗi ám ảnh về sự hoàn hảo kể cả ở những phần không ai để ý,… nhưng ông là sự khác biệt, là bản sắc của apple so với các công ty khác, và là một người tìm đường xuất sắc.

Một khi công ty nhỏ bắt đầu phình to thì nó sẽ nhanh chóng thuộc về những money people như salesman,marketing, nhà đầu tư, chứ không còn trong tay những engineer sáng lập nữa (jobs bị đá khỏi công ty của mình sáng lập bởi những người như thế).Giống như trong aoe, 1 khi đã phát triển đến mức độ nào đó, mối quan tâm không còn là dân chơi hay làm,ruộng có cháy hay không, mà làm sao điều quân cho đúng. Trong công ty lớn, đội ngũ sales là đội quân sẽ giúp bạn giành giât hợp đồng,đánh bại đối thủ cạnh tranh,và dù các engineer có đều đều làm việc chăm chỉ tạo ra của cải thì điều đó cũng chẳng phải mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị ( ngày mai bạn hãy thử xin nghỉ làm 1 tuần và khi quay lại thấy nó vẫn thế thì bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của mình ở công ty). Sẽ chẳng có gì lạ nếu bạn là 1 A+ engineer những vẫn sẽ có 1 ông sale manager không biết gì ngồi trên đầu bạn và đòi hỏi. Và nếu bạn không hài lòng thì vẫn có cả tá engineer loại B,C có thể thay thế bạn được. Ở những công ty lớn, nếu bạn muốn làm người quan trọng thì hãy nhảy vào đội quân chinh chiến với khách hàng, càng gần gũi khách hàng thì bạn càng trở nên quan trọng với công ty, và càng quan trọng thì lương bạn được trả càng cao. Đừng ngây thơ khi bạn nghĩ suốt tháng vừa qua đã OT để chạy dự án thì sau đó sếp sẽ tăng lương cho bạn. Sếp sẽ chỉ trả số lương sao cho vừa đủ để keep you happy and stay in your job. Xem nào, bạn phải làm crappy job hàng ngày, bạn có mức lương không cao, nhưng bạn chưa có gia đình nên cũng chẳng tiêu gì nhiều, bạn có nhiều thời gian rảnh cho hobby, bạn yêu mến những đồng nghiệp, công ty gần nhà bạn, bạn còn được uống free soda mỗi ngày nữa. Not so bad !!! Bạn cảm thấy có vẻ mình được trả dưới giá thị trường, nhưng không đến nỗi miserable to quit. Hơn nữa lại có free soda mỗi ngày !!!

Tất nhiên mọi thứ không tệ như thế, nhìn theo chiều hướng khác, bạn học được nhiều thứ, bạn được cho tiền để học !!! Còn gì tuyệt vời hơn!!! Và dù nó có là crappy job đi nữa, nó vẫn thú vị hơn là những bài giảng bạn học ở đại học. Hãy thực tế, đừng cho rằng vì bạn nghĩ skill bạn tăng (trong khi vẫn làm công việc đó) mà đòi hỏi tăng lương, sẽ thất vọng thôi. Ngược lại, nếu bạn muốn học, hãy đòi hỏi công việc đỡ crappy hơn, nếu bạn muốn tiền, hãy xin để được làm việc trực tiếp với khách hàng nhiều hơn.

Thực ra,giống như trong aoe, có loại quân mà người đào vàng hay chặt gỗ lại rất cần thiết; và vẫn có những loại engineer thuần túy lại thực sự quan trọng với 1 công ty lớn hơn những salesman ở bộ phận khác .Đó là khi họ làm việc trong cutting-edge technology quan trọng đến tương lai của công ty. Cách đây vài năm, ai biết bộ phận mobile sẽ trở nên quan trọng như thế với microsoft, và google phải mua lại motorola mobility để nhảy vào lĩnh vực phần cứng.

Steve job dù nổi tiếng là 1 business man nhưng gốc gác kỹ sư của ông vẫn thể hiện ở giá trị cốt lõi của công ty những ngày đầu. Apple không hướng đến kiếm thật nhiều tiền mà luôn hướng đến làm 1 sản phẩm thật hoàn hảo khiến không ai có thể bỏ qua. Làm ra 1 sản phầm của chính mình luôn là ước muốn của mọi kỹ sư. Nó bắt nguồn từ sự tò mò của 1 đứa trẻ,tháo tung tất cả những thứ mà chúng nhìn thấy được, và làm những thứ mà chúng thích từ những thứ bị tháo ra. Không lạ là những kỹ sư sáng tạo trông lại có vẻ ngây thơ, hiền lành của những đứa trẻ, sự tò mò về mọi thứ không bị mất đi ở họ.

Sự tò mò mất dần đi khi họ bắt đầu trưởng thành vì nỗi sợ hãi tương lai. Đứa bé thích vẽ đã không còn vẽ nữa và chọn học làm kỹ sư, 1 đứa trẻ thích tháo lắp mọi thứ nó nhìn thấy thì chọn học quản trị kinh doanh… Mỉa mai thay, con đường sai lầm đó tiếp diễn vì thời học sinh họ là HSGQG và được tư vấn vào trường hạng A (Kiểu như: sao em lại thi trường B,C, sao không thi A, tự tin lên em =)) ), sau khi tốt nghiệp A hạng ưu, họ lại không thể hài lòng với mức lương dưới 1000$ và lại chỉ muốn chọn công ty X thay vì Y,Z. Khi sợ hãi người ta không thể quyết định được điều gì đúng đắn cả, đi học vì bằng,đi làm vì tiền, và vớ vội lấy 1 anh chàng hiền lành nào đó làm chồng dù thực sự người đầu tiên họ nghĩ đến khi muốn chia sẻ,người họ thoải mái khi ở bên cạnh lại là 1 người khác. Quá nhiều những quyết định sai lầm nối tiếp nhau bởi sự sợ hãi chứ không phải đam mê, và khi họ sở hữu càng nhiều thứ khi còn trẻ, họ lại càng kém dũng cảm hơn trong quyết định của mình.

Có 1 anh bạn tôi biết nói rằng anh không làm công ty nào quá 2 tháng =)), sau khi anh học đủ rồi thi anh bỏ và lại nhảy sang công ty khác không liên quan gì. Sau 1 thời gian, anh lập công ty của riêng mình. Vẫn biết có mùi gió nhưng nó cũng phản ánh 1 điều tôi thấy đúng, đừng rời 1 công ty vì nó trả anh thấp, rời khi đã học đủ rồi, và cố gắng học nhiều nhất có thể trước khi bị đuổi việc.

Đam mê là 1 thứ gì trừu tượng khó nhìn thấy khi bạn còn trẻ. Khuyên theo đuổi đam mê không khác gì đi tìm hũ vàng dưới chân cầu vồng. Thay vì ấn định 1 đích đến để theo đuổi, hãy ấn định 1 lifestyle mà bạn chọn. Điều khiến 1 engineer tự hào là tôi đã làm ra nó chứ không phải tôi đã bán nó được bao nhiêu tiền. Có những sản phầm như Instagram trước khi bán cho facebook vẫn chưa biết kiếm tiền từ người dùng thế nào. Thay vì cố tìm hũ vàng dưới chân cầu vồng, hãy enjoy cầu vồng mà anh nhìn thấy được hôm nay. Tôi không chắc mình chọn làm kỹ sư có đúng đắn không, tôi không phải kỹ sư giỏi, nhưng tôi thích lifestyle của họ. Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi ngoài làm công ty còn đi bán hàng, học MBA …, họ không muốn làm kỹ sư nhưng nói thế nào nhỉ, làm thì họ có free soda uống mỗi ngày!!! Biết đâu, khi họ không còn muốn những lon free soda ấy nữa, họ lại là những businessman xuất sắc thay vì những kỹ sư bình thường chỉ chờ được tăng lương.

Steve Jobs tuyển những kỹ sư cho dự án Macintosh của mình bằng cách cho họ xem mô hình demo của máy Mac, nếu ông nhận ra sự thích thú, tò mò đến từ ứng viên, ông sẽ nhận họ. Đó cũng là lý do tại sao Jobs mâu thuẫn với john sculley, người mà ông lôi kéo từ Pepsi về để làm marketing, đáng buồn là sculley không có chút cảm hứng nào với máy Mac mà apple đang làm ra, ông chỉ coi nó như những lon coca ông sẽ bán.

Đôi mắt không biết nói dối, nếu muốn tuyển một người làm điện tử, hãy vứt cho anh ta 1 cái board mạch, nếu anh ta chẳng có cảm hứng gì với những thứ anh ta sẽ làm việc với hàng ngày, đừng bắt anh ta làm kỹ thuật. Biết đâu bạn sẽ tạo cơ hội để anh ấy thành 1 thương gia tài năng.

Written on November 5, 2015